KẾ HOẠCH
Đáp ứng công tác phòng, chống dịch Covid-19 và bảo đảm an toàn phòng, chống dịch trong trường THCS Bùi Thị Xuân
Trường THCS Bùi Thị Xuân xây dựng kế hoạch đáp ứng công tác phòng, chống dịch Covid-19 và bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường như sau:
Thực hiện Kế hoạch số 09/KH-PGDĐT ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Phòng giáo dục đào tạo Phú Giáo về Kế hoạch Đáp ứng công tác phòng, chống dịch Covid-19 và bảo đảm an toàn phòng, chống dịch trong các CSGD Mầm non, các trường Tiểu học và THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo
- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Mục đích
Chăm sóc tốt sức khỏe cho học sinh, giáo viên, nhân viên trong trường học; nâng cao hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu của công tác phòng, chống dịch Covid-19 bảo đảm an toàn phòng, chống dịch trong các trường học tùy theo tình hình, diễn biến của dịch, bệnh.
- Yêu cầu
– Bảo đảm công tác lãnh đạo, chỉ đạo, khi triển khai thực hiện kế hoạch, không được lơ là, xác định công tác phòng, chống dịch là nhiệm vụ trọng tâm trong thời điểm hiện nay;
– Tổ chức thực hiện phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và cơ quan y tế địa phương.
– Phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của từng thành viên Ban Chỉ đạo trong công tác tham mưu chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra.
- Công tác thông tin, truyền thông
– Triển khai thực hiện nghiêm, đầy đủ nội dung các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Bộ Y tế, Bộ GDĐT, Tỉnh Ủy, UBND tỉnh và Sở Y tế về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đặc biệt là Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19; Chỉ thị số 79/CT-BGDĐT ngày 28/01/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về triển khai một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở GDĐT.
– Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền cho học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm, hậu quả và các biện pháp phòng, chống, dịch Covid-19.
– Thông tin hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thông qua các áp phích, tờ rơi dán tại các bản tin, trước của lớp học, trước cổng trường nơi dễ nhìn thấy; hướng dẫn giáo viên, học sinh thực hiện tốt thông điệp 5K “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế” của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19; giáo dục cho học sinh làm tốt nhiệm vụ là cầu nối tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh cho gia đình và cộng đồng.
– Thông tin, truyền thông về mục đích, ý nghĩa và giá trị của các hình thức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình và các hình thức khác thay cho hình thức dạy học trực tiếp để có sự đồng thuận, phối hợp hiệu quả từ cha, mẹ học sinh và sự hưởng ứng thực hiện nghiêm của giáo viên, học sinh trong trường hợp phải thực hiện giãn cách xã hội.
- Các điều kiện bảo đảm an toàn để đón học sinh đi học trở lại[1]
2.1. Trước khi học sinh quay lại trường
– Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 đáp ứng với tình hình, diễn biến của dịch bệnh tại đơn vị; bố trí đủ nguồn lực, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác phòng, chống dịch.
– Tổ chức tập huấn, giao nhiệm vụ cho giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên nhà trường quy trình phòng, chống dịch và hướng dẫn học sinh thực hiện khi trở lại trường học
– Tổ chức vệ sinh môi trường khuôn viên trường học, bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch, như: Thiết bị đo thân nhiệt, nước sát khuẩn, xà phòng, nơi rửa tay; kê lại bàn ghế (giãn cách hết sức có thể) và các phương án bảo đảm sức khỏe của giáo viên, học sinh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
– Thực hiện khử khuẩn lớp học, phòng chức năng, vệ sinh, lau chùi bàn ghế, thiết bị dạy học, dụng cụ học tập; lau rửa nắm cửa, tay vịn, lan can cầu thang; khử khuẩn bằng chất tẩy rửa thông thường như xà phòng, nước tẩy javen.
2.2. Khi học sinh đi học trở lại
- a) Trước khi học sinh đến trường
– Hướng dẫn giáo viên, học sinh nghỉ Tết, đi du lịch từ vùng dịch trở về phải thực hiện khai báo y tế với cơ quan y tế địa phương.
– Không đến trường khi đang trong thời gian các ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.
– Nếu có biểu hiện nghi nhiễm bệnh, như: Ho, sốt, đau họng, khó thở… học sinh phải nghỉ học, thông tin ngay cho nhà trường đồng thời đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn điều trị.
– Đo thân nhiệt trước khi đến trường; thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang trên đường đến trường và về nhà khi tan học.
- b) Khi học sinh đến trường
– Thực hiện đo thân nhiệt cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên trước khi vào khuôn viên trường học và lớp học.
– Chỉ có những người có nhiệm vụ mới được vào trong khuôn viên trường học
– Bố trí chỗ ngồi cho học sinh với giãn cách phù hợp theo hướng dẫn của ngành y tế, theo dõi và nhắc nhở học sinh, giáo viên bảo đảm giãn cách ngoài lớp học, phong làm việc theo quy định; đeo khẩu trang đúng cách, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không dùng chung đồ dùng cá nhân, bỏ rác đúng nơi quy định, kịp thời báo cáo nếu phát hiện có học sinh, giáo viên, nhân viên nhà trường có biểu hiện không bình thường về sức khỏe.
– Tổ chức lau, khử khuẩn, vệ sinh các bề mặt thường xuyên tiếp xúc, tay nắm cửa, tay vịn, lan can cầu thang, nhà vệ sinh trong trường học
– Bố trí thùng rác có nắp đậy và thực hiện thu gom, xử lý hàng ngày.
- c) Kết thúc mỗi buổi học
– Hướng dẫn học sinh thực hiện nghiêm việc giữ giãn cách khi ra khỏi cổng trường, đeo khẩu trang khi trên đường về nhà.
– Duy trì vệ sinh, tẩy trùng trường lớp, kiểm tra rà soát bổ sung nước sát khuẩn, xà phòng và các vật dụng cần thiết khác cho buổi học tiếp theo.
- Về xử trí các trường hợp sốt, ho, khó thở hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 trong trường học[2]
Khi phát hiện có học sinh mắc một trong các triệu chứng như : Ho, sốt, khó thở hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 (gọi là chung là người nghi ngờ) trong trường học cần thực hiện các bước sau :
3.1. Tiến hành cách ly và điều tra dịch tễ
Bước 1. Giáo viên cho lớp học tạm dừng học, thực hiện biện pháp hạn chế tiếp xúc giữa người nghi ngờ và những người khác với khoảng cách ít nhất 02 mét.
Bước 2. Giáo viên liên hệ cán bộ y tế (Cô Vương Thị Thu Hạnh) để thực hiện cách ly và điều tra dịch tễ.
Bước 3. Cán bộ y tế phải được trang bị trang phục bảo hộ (đeo khẩu trang y tế, găng tay, trang phục y tế[3]) thực hiện cung cấp khẩu trang cho người nghi ngờ và hướng dẫn đeo đúng cách.
Bước 4. Cán bộ y tế đưa người nghi ngờ đến khu cách ly do nhà trường bố trí[4].
Bước 5. Cán bộ y tế thực hiện việc khai thác tiền sử tiếp xúc dịch tễ của người nghi ngờ: thực hiện hỏi trực tiếp.
Nội dung điều tra dịch tễ
– Trong 14 ngày gần nhất có tiếp xúc gần (sống cùng nhà, học cùng lớp, sinh hoạt chung, tiếp xúc trực tiếp trong khoảng cách ≤1-2m, di chuyển trên cùng phương tiện…) với những người đi về từ vùng dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người nghi ngờ hoặc xét nghiệm “dương tính” với Covid-19.
– Tham vấn cán bộ y tế địa phương xã theo quy định để khẳng định về tiền sử tiếp xúc dịch tễ, trường hợp cần thiết thì mời cán bộ tuyến trên đến hỗ trợ.
3.2. Các xử trí sau khi điều tra dịch tễ.
- a) Trường hợp người nghi ngờ không có yếu tố dịch tễ
– Cán bộ y tế đưa học sinh hoặc phối hợp Cha mẹ học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời, thực hiện việc ghi lại các thông tin vào sổ theo dõi sức khỏe giáo viên và học sinh[5].
– Giáo viên cho lớp học tập lại bình thường.
- b) Trường hợp người nghi ngờ có yếu tố tiếp xúc dịch tễ
– Vận chuyển đến cơ sở y tế để cách ly điều trị
Cán bộ y tế phối hợp với trạm y tế xã hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền tại địa phương đưa người có biểu hiện nghi ngờ đến cơ sở y tế theo quy định để cách ly, điều trị; việc vận chuyển người nghi ngờ phải thực hiện theo quy định về phòng, chống lây nhiễm.
– Các biện pháp xử lý tại nhà trường
+ Đối với trường hợp có tiếp xúc gần thì thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan y tế có thẩm quyền tại địa phương.
+ Thông báo cho toàn thể giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh nghỉ học cho đến khi nhà trường có thông báo mới; thường xuyên liên lạc với học sinh, gia đình học sinh để cập nhật tình hình sức khỏe của học sinh;
+ Khử khuẩn môi trường: Thực hiện khử trùng và xử lý môi trường ổ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
III. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ AN TOÀN PHÒNG CHỐNG DỊCH
Triển khai các tiêu chí (thực hiện) để làm cơ sở đánh giá mức độ an toàn của các nhà trường trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 khi học sinh đi học trở lại, cụ thể:
- Nhóm tiêu chí trước khi học sinh đến trường
Tiêu chí 1. Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, bảo đảm vệ sinh môi trường, khuôn viên trường học, lớp học, bảo đảm công tác an toàn thực phẩm, y tế tại trường học (thiết bị đo thân nhiệt, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, nước uống, nơi rửa tay bằng nước sạch), chú ý đến các yếu tố liên quan đến người khuyết tật.
Tiêu chí 2. Có xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và thực tiễn công tác đáp ứng phòng, chống dịch, bệnh.
Tiêu chí 3. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động, học sinh của nhà trường thực hiện khai báo sức khỏe, đo thân nhiệt ở nhà trước khi đến trường.
Tiêu chí 4. 100% học sinh và cán bộ, giáo viên thực hiện việc đeo khẩu trang đúng cách trên đường đến trường.
Tiêu chí 5. Thực hiện vệ sinh, khử trùng trường, lớp, đồ dùng học tập và phương tiện đưa đón (nếu có) theo đúng hướng dẫn của ngành y tế.
Tiêu chí 6. Có nhân viên y tế trường học, phòng cách ly, phòng y tế đảm bảo theo quy định, có tổ chức tư vấn tâm lý học đường
Tiêu chí 7. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho học sinh, cán bộ, giáo viên về quy trình phòng, chống dịch bệnh và xây dựng phương án xử trí trường hợp có sốt, ho, khó, thở hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 trong trường học.
- Nhóm tiêu chí khi học sinh đến trường
Tiêu chí 8. Bảo đảm 100% học sinh, cán bộ, giáo viên được đo thân nhiệt trước khi vào trường (lớp học).
Tiêu chí 9. Bảo đảm 100% học sinh (đối với trường mầm non và tiểu học) được đón và giao nhận tại khu vực cổng trường, học sinh trường trung học cơ sở (đo thân nhiệt).
Tiêu chí 10. Đảm bảo giãn cách trong và ngoài phòng học, lớp học, phòng làm việc, phòng chức năng, phòng sinh hoạt tại nhà trường theo quy định của Chính phủ.
Tiêu chí 11. Thực hiện đầy đủ theo quy định việc lau khử khuẩn, vệ sinh các bề mặt tiếp xúc, khu vực rửa tay, nhà vệ sinh, phương tiện đưa đón học sinh sau mỗi lần đưa đón theo quy định, đeo khẩu trang đúng cách trong thời gian ở trường.
Tiêu chí 12. Thực hiện đầy đủ việc kiểm tra, rà soát và bổ sung kịp thời xà phòng, dung dịch sát khuẩn và các vật dụng cần thiết khác phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh để chuẩn bị cho buổi học tiếp theo.
Tiêu chí 13. Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch của nhà trường thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
- Nhóm tiêu chí khi học sinh kết thúc buổi học
Tiêu chí 14. Bảo đảm 100% học sinh, cán bộ, giáo viên đảm bảo giãn cách hợp lý, đeo khẩu trang từ khi rời trường trở về nhà.
Tiêu chí 15. Bảo đảm 100% học sinh (trường mầm non và tiểu học) được nhà trường bố trí giao nhận đủ.
- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Ban Chỉ đạo công tác phòng chống dịch Covid-19
Chỉ đạo, điều hành, đôn đốc, theo dõi tổ chức triển khai thực hiện các nội dung kế hoạch này; từng thành viên Ban Chỉ đạo căn cứ chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo các trường học trực thuộc tổ chức thực hiện, chịu trách nhiệm theo dõi thường xuyên, tổ chức kiểm tra công tác triển khai thực hiện.
- Các bước thực hiện hàng ngày
- Trước khi vào lớp học
Khu vực cổng:
– Bố trí khu vực dành cho phụ huynh học sinh đưa đón học sinh
– Đối với học sinh được phụ huynh đưa đón: khi học sinh đến cổng trường giáo viên trực tại cổng trường tiến hành đo thân nhiệt cho học sinh, nếu thấy trường hợp ho, sốt liên hệ PHHS đón về nhà và theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà.
+ Đối với học sinh đi xe đạp: khi học sinh đến cổng trường học sinh xuống xe và tiến hành đo thân nhiệt học sinh, cho học sinh di chuyển vào trong khu vực để xe và hướng dẫn học sinh đi vào khu vực rửa tay, sát khuẩn trước khi di chuyển về lớp.
- Trong các tiết học: lồng ghép các hoạt động phòng chống dịch:
+ Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn đón học sinh vào lớp và hướng dẫn học sinh cách đeo khẩu trang, bỏ khẩu trang đúng nơi quy định, hạn chế nói chuyện, nô đùa, la hét và giữ khoảng cách trong giờ ra chơi.
+ Giáo viên bộ môn hướng dẫn học sinh đến các khu vực lấy nước uống vào bình nước cá nhân, rửa tay, lau tay sau khi tham gia hoạt động vui chơi và sau khi đi vệ sinh, bỏ giấy lau tay, khẩu trang, rác vào thùng rác đậy nắp đúng nơi quy định; tuyệt đối không vứt bừa bãi. Yêu cầu học sinh đến lớp phải rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn, nước-gel rửa tay.
+ Hàng ngày, trước giờ học giáo viên hỏi và đánh giá sức khỏe học sinh nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở đưa học sinh đến phòng y tế dự phòng theo dõi và thông báo cho Cha mẹ học sinh, cơ quan y tế địa phương để phối hợp; nhà trường cung cấp khẩu trang, hướng dẫn đeo đúng cách cho học sinh có biểu hiện nêu trên.
+ Trong thời gian học, khi giáo viên phát hiện học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở, mệt mỏi thì phải đưa đến phòng y tế dự phòng để kiểm tra, theo dõi (cấp khẩu trang cho các em đeo đúng cách) và thông báo cho cơ quan y tế, cơ quan quản lý và Cha mẹ học sinh để phối hợp xử lý.
- Sau các buổi học:
- Mỗi ngày 02 lần sau giờ học buổi sáng và cuối ngày nhà trường tổ chức lau, khử khuẩn, tay nắm cửa, tay vịn, lan can cầu thang (giáo viên có tiết cuối).
- Thường xuyên tổ chức khử khuẩn nhà vệ sinh trong trường học.
Trên đây là kế hoạch đáp ứng công tác phòng, chống dịch Covid-19 và bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường THCS Bùi Thị Xuân./.
Nơi nhận:
– PGDĐT Phú Giáo; – UBND xã Tân Long; – Các tổ chuyên môn; – Lưu: VP. |
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Văn Quyên
|
[1] Thực hiện theo Công văn số 48/PGDĐT-NGLL ngày 26/02/2020 của Phòng GDĐT
[2] Thực hiện theo Công văn số 66/PGDĐT-NGLL ngày 17/3/2020 của Phòng GDĐT
[3] Trang phục phải được thay ra khi ra khỏi phòng cách ly (phòng y tế) và giặt sách bằng chất tẩy rửa trước khi dùng lại, không giặt chung với đồ vật khác.
[4] Theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 1244/BYT-MT ngày 13/3/2020.
[5] Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ GDĐT quy định về công tác y tế trường học.